NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NHỔ RĂNG KHÔN

Răng khôn mọc thẳng hàng và khỏe mạnh thì sẽ rất tốt cho răng miệng, tuy nhiên hầu hết mọi trường hợp răng mọc xiên vẹo, gây nhiễm trùng, sâu răng, u nang răng hoặc xô lệch các răng khác, các trường hợp trên cần phải nhổ răng khôn.

Răng khôn là gì?

Răng khôn là bộ răng thứ ba cũng như cuối cùng và sẽ mọc vào tầm độ tuổi 18-25. Khi răng khôn mọc lệch, chúng có thể nằm ngang, nằm nghiêng về răng hàm kề cạnh hoặc ngược lại, có thể hướng ra hay hướng vào. Răng khôn mọc lệch có thể xô lệch hoặc gây tổn thương đến các răng kề cạnh, đến xương hàm hoặc hệ thống thần kinh.

Răng khôn mọc lệch có thể xô lệch hoặc gây tổn thương đến các răng kề cạnh, đến xương hàm hoặc hệ thống thần kinh.

Răng khôn có thể nằm giữa lớp mô mềm và xương hàm hoặc trồi một phần qua nướu. Việc này dẫn đến vi khuẩn có thể xâm nhập xung quanh răng và gây nhiễm trùng, dẫn đến đau đớn, sưng, cứng hàm, hoặc các gây cảm sốt thông thường. Răng trồi một phần dễ bị sâu răng và viêm lợi vì chúng nằm ở vị trí bất tiện khiến việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa khó khăn.

Làm sao để biết vị trí và hướng của răng khôn?

Khám răng miệng và hỏi nha sĩ về vị trí răng khôn của bạn, nha sĩ sẽ chụp X-quang định kỳ để đánh giá sự hiện diện và hướng của răng khôn.

Ảnh X-quang cho thấy sự hiện diện và hướng của răng khôn.

 

Nha sĩ có thể khuyên bạn nhổ răng khôn trước khi răng phát triển. Việc này để tránh liệu trình đau đớn hoặc phức tạp hơn nếu để răng phát triển thêm vài năm nữa. Nhổ răng khôn dễ thực hiện trên người trẻ, khi chân răng khôn chưa phát triển hoàn toàn và xương ít dày đặc. Đối với người lớn tuổi, thời gian hồi phục sẽ lâu hơn.

Răng khôn được nhổ như thế nào?

Vị trí và giai đoạn phát triển của răng khôn sẽ quyết định độ phức tạp của việc nhổ răng. Răng khôn mọc hoàn toàn qua lợi có thể nhổ dễ dàng như các răng khác. Tuy nhiên, khi răng khôn nằm bên dưới lợi và dính với xương hàm sẽ cần phải cắt mở lợi và gỡ bỏ phần xương nằm trên răng. Thông thường đối với trường hợp này, răng khôn sẽ được tháo gỡ từng phần nhỏ thay vì nhổ nguyên răng để giảm thiểu phần xương cần gỡ bỏ.

Các công đoạn nhổ răng khôn

Trước khi răng khôn được nhổ, răng và mô xung quanh sẽ được làm tê (giống với gây tê khi điều trị sâu răng). Cùng lúc với dùng thuốc tê để giảm đau, bạn và Nha sĩ có thể quyết định sử dụng thêm thuốc an thần kiểm soát cảm giác lo lắng. Các chất an thần có thể là: dạng khí như Nitrious oxide (hay thường được gọi là khí cười), thuốc an thần dạng viên (ví dụ: Valium), hoặc dạng lỏng và được tiêm vào tĩnh mạch. Nếu sử dụng phương thức an thần bằng khí Nitrous oxide, bạn có thể tự lái xe về nhà, nếu lựa chọn các hình thức an thần khác, bạn sẽ cần có người lái xe đưa đi khám và đưa về.

 

Chăm sóc hồi phục sau khi nhổ răng khôn như thế nào?

Sau khi nhổ răng khôn, tốc độ hồi phục phụ thuộc vào độ khó của việc nhổ răng (nhổ răng đã mọc hoàn toàn hay nhổ răng dính vào xương hàm). Thông thường sẽ có những biểu hiện sau:

  • Chảy máu liên tục trong vài giờ sau khi nhổ răng. Đặt một miếng bông ẩm lên vị trí nhổ răng và cắn chặt, giữ áp lực đều trong vòng 45 phút. Túi trà ẩm là một phương án thay thế hiệu quả. Chất tannic acid trong trà giúp làm đông máu. Lặp lại quá trình nếu còn tình trạng chảy máu nhẹ; nếu vẫn chảy máu nhiều, liên hệ bác sĩ để được chỉ dẫn. Tránh súc miệng hoặc khạc nhổ trong vòng 24h sau khi nhổ răng, tránh hành động "hút" (như uống nước bằng ống hút hoặc hút thuốc) và tránh đồ uống nóng (như cà phê và soup). Các hành động trên có thể dẫn đến tình trạng khô ổ xương răng (dry socket), sẽ làm chậm quá trình lành vết thương và gây đau đớn lan ra khắp miệng và mặt.

  • Sưng mặt tại vị trí nhổ răng cũng là hiện tượng thường thấy. Để giảm độ sưng, bọc nước đá trong một lớp khăn ẩm và chườm lên chỗ sưng theo chu kỳ 10 phút đắp, 20 phút nghĩ. Lặp lại nếu cần trong vòng 24 giờ.

  • Thuốc giảm đau, như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Motrin hoặc advil), có thể sử dụng cho cơn đau nhẹ. Nha sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau mạnh hơn nếu cần.

  • Thuốc kháng sinh; nếu bạn được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh trước khi nhổ răng (để điều trị nhiễm trùng xung quanh răng khôn), bạn nên tiếp tục sử dụng cho đến hết liệu trình.

  • Cẩn thận trong ăn uống, chỉ dùng đồ ăn lỏng cho đến khi thuốc tê hết tác dụng. Ăn đồ ăn mềm trong vài ngày, tránh đồ có cồn nếu bạn đang dùng thuốc giảm đau nhóm opioid.

  • Đánh răng thường xuyên, nhưng tránh răng xung quanh vị trí nhổ trong vòng 24h đầu. Ngày hôm sau tiếp tục đánh răng nhẹ. Không sử dụng nước súc miệng thương mại vì có thể gây dị ứng                                                                      

     Sau 24h

  • Chỗ sưng tại vị trí nhổ răng cần được chườm nhiệt sau 24h đầu dùng nước đá. Đắp khăn ẩm và ấm lên chỗ sưng theo chu kỳ 20 phút đắp, 20 phút nghĩ. Lặp lại nếu cần. Nên nhớ chỗ sưng sẽ đạt đỉnh điểm vào 2 - 3 ngày sau khi điều trị.

  • Súc miệng với nước muối ấm (1/2 thìa cafe muối trên 1 cốc nước) sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Không sử dụng nước súc miệng thương mại trừ khi được nha sĩ chỉ định

  • Chỉ khâu vết thương, nếu khâu bằng chỉ không tan, bạn cần đến phòng khám để tháo chỉ. Nếu bạn cần khâu vết thương, nhớ hỏi loại chỉ nào được sử dụng.

  • Chú ý các triệu chứng khô ổ xương răng. Tình trạng này cần được điều trị tại phòng nha.

Quá trình bình phục thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, sau 1 hoặc 2 tuần, vị trí nhổ răng đã hồi phục và dễ chịu hơn. Nha sĩ sẽ cho bạn biết chi tiết hơn về tình trạng của bạn

Các biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng khôn?

Hai biến chứng thường gặp sau khi nhổ răng khôn bao gồm:

- Khô ổ chân răng. Khô ổ chân răng là biến chứng thường xảy ra khi máu trong chân răng bị nhổ không đông lại hoặc máu đông tại vị trí đó bị bong ra. Nếu không có máu đông tại ổ chân răng, việc hồi phục sẽ bị gián đoạn. Khô ổ chân răng thường xảy ra 3 hoặc 4 ngày sau khi nhổ răng và đi kèm theo tê nhức và hôi miệng. Nha sĩ sẽ điều trị khô ổ chân răng bằng cách đặt thuốc vào ổ chân răng.

- Dị cảm. Dị cảm là biến chứng hiếm gặp khi nhổ răng khôn. Răng khôn dính vào xương hàm thường gần với dây thần kinh. Đôi khi các mô thần kinh này bị bầm tím hoặc tổn thương trong quá trình nhổ. Dẫn đến cảm giác tê ở lưỡi, môi, cằm (còn gọi là dị cảm) và có thể kéo dài hàng ngày, tuần, tháng, hoặc thậm chí là vĩnh viễn.

 Dị cảm hay xảy ra khi răng khôn chạm vào dây thần kinh

Nếu bạn có thắc mắc hay cần tư vấn về dịch vụ của Nha Khoa Ân Tâm, vui lòng liên hệ Hotline hoặc đăng ký để nhận tư vấn từ các nha sĩ nhé!